Vòng tròn hợp âm (Circle of Fifths)- Vòng tròn bậc 5 là một công cụ trực quan hữu ích trong âm nhạc, đặc biệt là đối với những người chơi guitar. Nó thể hiện mối quan hệ giữa 12 nốt nhạc trong âm giai và các hợp âm tương ứng.
Cái vòng này này, được phát minh bởi Py-ta-go (Pythagoras), mạn 600 năm trước Công nguyên. Sự tích kể là cụ Py-ta-go rất yêu thích toán học và âm thanh. Cụ phát hiện ra là có một vài tần số âm thanh hợp nhau đến lạ kì (bậc 5 hoàn hảo) .
Cách hoạt động:
Đây nhé, nhìn vào cái vòng, bạn sẽ thấy C và G cạnh nhau, vì C đếm đến 5 là ông G, kì diệu chưa Thế nên là nốt C với nốt G nó hòa với nhau nghe nó đẹp. Có các phiên bản vòng tròn bậc 5 do Nikolay Diletsky những năm 1670s và David Heinichen năm 1728, nhưng đến giờ người ta vẫn cứ nhắc tới cụ Py-ta-go là cha đẻ ra cái vòng tròn kì diệu này Áp dụng của vòng này rất nhiều, nhưng mà nhiều nhất có lẽ là hòa âm, đọc theo chiều kim đồng hồ là +5, còn ngược chiều kim đồng hồ là +4 .Nhìn ông G chẳng hạn, góc 1 giờ, thì 2 giờ là +5 tức là ông D, ok Sau đó từ ông G, nhìn sang góc 0 giờ, là +4, tức là ông C.
Ơ từ từ bạn có theo dõi được không đấy? Đây nhé, G là 1, thì 1 2 3 4 5 có phải là G A B C D? 4 và 5 là C với D còn gì, chuẩn chưa? Và cái tiến trình 1 4 5 tạo ra một vòng hòa âm pop rất đẹp, bạn thử lấy 3 hợp âm này đệm bài “Lời yêu thương” .(Đức Huy), chính là nó đấy!
“[G]Ngày nhộn nhịp về [C]trên khu phố, Có cô [D]em tung tăng, đôi môi [G]cười hoa thắm.”
Vòng tròn nhỏ là vòng tròn minor (thứ), cũng theo quy tắc +4 và +5 như ông tròn to. Giờ nhìn vào ông G góc 1 giờ tiếp, kế đó là 0 giờ và 2 giờ, thì toàn bộ hợp âm trong 0h 1h 2h giờ đều thuộc 1 bộ tộc Tạm gọi trưởng tộc đó là cụ G, cụ G là nhà, là tối cao. Thằng 0 giờ và 2 giờ (C với D, Am và Bm) đều là thành viên Vậy là nếu mà lôi cả lò thằng G ra, thì sẽ kéo được 5 thằng quanh đó phải ra trình diện, bao gồm: G Am Bm C D Em Còn thằng F# đâu, nó là dim, thi thoảng 1 bài hát ở Em sẽ thấy hợp âm F#dim xuất hiện bất thình lình rất nguy hiểm G với Em đều đóng vai trò trưởng tộc - vì đều chia sẻ chung thang âm (scale) - thế nên G với Em được gọi là 2 hợp âm song song (parallel chord) ---- Xác định dấu hóa trong thang âm: Và vì G hay Em ở góc 1 giờ, nên có 1 dấu thăng Dấu gì thăng? Nhìn ngược chiều kim đồng hồ, bỏ qua ông C, lấy ông F, vậy đó là F thăng WOW… Vậy là thang âm của G hay Em gồm các nốt sau: G A B C D E F# Còn Em thì E F# G A B C D Thế có áp dụng với các thằng khác không? Có chứ Nào thử thằng D nhé, D ở góc 2 giờ, => D có 2 dấu thăng sau khóa Sol Cái gì thăng?! Nhìn ngược chiều kim đồng hồ, bỏ thằng kế bên đi là thằng G. Nhìn tiếp sang, thấy thằng C với F Suy ra luôn không nói nhiều, “thưa anh em, thang âm rê trưởng bao gồm 2 dấu thăng vì nó ở góc 2 giờ, gồm C# và F#” Thang âm sẽ là D E F# G A B C# Bạn thử áp dụng với ông A hoặc ông E xem, vẫn y nguyên thế luôn Và đó cách cơ bản nhất đọc vòng tròn bậc 5 cho anh em
Video chi tiết về vòng tròn hợp âm:
Comments